Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Nguyên soái của trăm quân - Đao


Ngạn ngữ võ học chép rằng:
Đao là lá gan của trăm loại binh khí.
Đao như mãnh hổ.
Đơn đao xem triển thủ, song đao xem bộ pháp.
Đại đao là “bách quân chi nguyên soái”, nghĩa là nguyên soái của trăm quân…

Trong các loại khí giới thì đao là thứ khí giới phổ thông và lợi hại hơn cả. Đao gồm các loại đơn đao, song đao và đại đao. Tuỳ theo các môn phái võ mà đao có khác nhau về tên gọi. Phép sử dụng đao làm sao cho khẩn mật cũng đòi hỏi phải có sức lực. Một thanh đơn đao phân làm ngũ vị, gồm Thiên, Địa, Quân, Thần, Sư; cũng như trong ngành văn có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín vậy.


Lưng đao là Thiên. Lưỡi đao là Địa. Giữa chuôi đao là Quân. Bộ phận che chuôi đao (đao bàn) là Thần. Phần cuối chuôi đao là Sư. Ba tấc về phía mũi đao gọi là Liệu nhận. Tua chỉ đỏ ở đại đao gọi là Xuy phong. Đơn đao phân làm 6 thức là triển, mạt, câu, đoá, khảm, phách. Mũi đao, lưỡi đao hướng ra ngoài là triển, hướng vào trong là mạt, co lại là câu, đưa ngang là đoá, giơ lên quá đầu là khảm, hai tay nắm chuôi đao chặt xuống là phách. Kích thước và trọng lượng đao tùy sở trường của người sử dụng, thông thường tay buông thõng, cán đao đặt trong hổ khẩu của bàn tay, đao dựng đứng, mũi đao ngang vành tai dưới là vừa.

Về phép sử dụng đao thì không nhảy nhót nhiều. Khi luyện đao, một tay cầm đao, còn một tay không. Thường thì cầm đao tay phải. Sự thật thì tay cầm đao không khó, khó nhất là tay không cầm đao. Cho nên khi xem đao pháp của một người tới trình độ nào, ta chỉ cần nhìn vào tay không cầm đao của người đó, xem có tiến thoái tự nhiên theo đao pháp không. Đối với song đao, bộ pháp là quan trọng, đường đao tuy phức tạp nhưng phải theo thứ tự, không được rối loạn. Vì thế ngạn ngữ võ học nói rằng: “Đơn đao xem triển thủ, song đao xem bộ pháp”.

Luyện đao cốt yếu ở chỗ định thủ, định thủ là tay phải làm chủ được cây đao, không cúi đầu, cong lưng, thế đao đánh ra thu vào có mức độ, phải tưởng tượng trước mắt có địch thủ đang giao đấu với mình. Trọng lượng cây đao cũng phải được lưu ý. Tập tục luyện đao thường mãnh liệt đã trải cả ngàn năm. Thời xưa lính tráng đấu nhau bằng khí giới ngắn, người dùng đao rất đông. Múa đao lên, đao rít vù vù, hàn quang khiếp người, chỉ nghe gió đao rít mà không thấy bóng người, dũng mãnh, oai võ, hùng mạnh có thừa. Phong cách như mãnh hổ. Mũi đao, lưỡi đao là bộ phận nhọn sắc nhất chủ về tấn công, sống đao rộng, dài, kiên cố chuyên về phòng thủ.

Thời xưa, đao lại khá nặng, khi muốn chặt, bổ nhát nào cho kiến hiệu thì ra đao phải mau le, có lực. Để biểu hiện được đặc điểm mạnh của đao thuật thì cần phải thành thạo, nắm vững các loại đao pháp và lực pháp, phối hợp chặt chẽ được thân pháp, bộ pháp, nhãn pháp, đao pháp. Khi luyện tập đao thì khí đầy lực mạnh, thân và đao hoà hợp, đao theo thân chuyển, từ thân thể kéo tứ chi để gíup đao phát lực, bộ pháp phải nhẹ nhàng linh hoạt, nhanh nhẹn, vọt nhảy, xoay chuyển, tiến lùi tự nhiên thoải mái, hai mắt tinh anh, ánh sáng hừng hực, vung đao nhanh chậm, nặng nhẹ tương ứng, thu duỗi tự nhiên.

Đao pháp cơ bản của đơn đao có quấn đầu ôm gáy, múa hoa, cắt đỡ, bổ, chặt, thọc, đâm, chém, vớt…
Đại đao
Đại đao được gọi là “nguyên soái của trăm quân”, phần lớn cầm chắc hai tay mà vũ động. Yếu lĩnh của đao pháp gọi là “đại đao xem lưỡi” chính là các loại đao pháp đều vận dụng rõ ràng ở lưỡi đao. Khi diễn luyện, một chiêu, một thức bổ mạnh, chém rộng, một động, một tĩnh đều uy vũ đường đường.

Chiến tranh cổ đại, đại đao thường dùng cho chiến tướng làm binh khí giao đấu ở trên lưng ngựa, uy lực rất lớn. Cả cây đao do thân đao, cán đao, đĩa đao và vòng kêu là bốn bộ phận lớn cấu tạo nên. Chiều dài và độ nặng đại đao tùy sở trường danh gia sử dụng. Đao có độ nặng dễ đằm tay và ra chiêu hiệu quả, độ dài vừa theo chiều cao của người sừ dụng, dài quá sẽ vướng và chậm, ngắn quá thì không phát huy được hết uy lực của đao.

Một số chủng loại đao nổi tiếng như Quan Công đại đao (Guan Yi big knife), Thanh long yểm nguyệt đao (The big knife with a green dragon and the crescent moon), Xuân Thu đại đao (The big knife of Spring and Autumn), Cửu hoàn đại đao (Nine rings big knife) Trảm mã đao (Chop horse big knife)…


Luận về đại đao, Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường - một trong ngũ hổ tướng đời Tam Quốc (221 - 265), được hậu thế tôn xưng là Thánh “Trung nghĩa thiên thu” (God of Righteousness), là người rất nổi tiếng về sử dụng Thanh long đại đao nói rằng: “Đường đao dễ phát khó thu, khó mà nắm cho linh hoạt được, để bù lấp khuyết điểm ấy phải rèn sức tay, tập trung sức lực vào hai cánh tay, dồn vào cán đầu, dùng sức làm cho cánh tay bạt đao hợp nhất, như vậy mới có thể sử dụng linh hoạt và như ý.”

Đao pháp chủ yếu có chém, bổ, miết, xoay, khều, gác, đẩy, kéo, gạt, đỡ, vớt, đâm…

Các môn phái, võ phái, võ đường Võ cổ truyền Việt Nam đều có bài bản về đao.
Trong hệ thống binh khí Võ cổ truyền, đại đao còn có tên goi là “siêu”. Siêu là loại hình đao lớn, cán dài giống như đại đao, theo nghiên cứu phân tích kỹ thuật lưỡi siêu nhỏ hơn đại đao.

Sử chép Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), danh tướng triều Lý, oai phong lẫm liệt trên lưng ngựa, bằng những võ công kỳ vĩ, với thanh đại đao tung hoành chiến trận, Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm, bách chiến bách thắng, đã làm rạng rỡ uy danh một thời cho tổ quốc.

Sách Võ nhân Bình Định của Quách Tấn - Quách Giao ghi lại thời Tây Sơn có Tam Thần Đao đó là Ô long đao của Nguyễn Huệ, Huỳnh long đao của Trần Quang Diệu và Xích long đao của Lê Sĩ Hoàng.

Ô long đao là tên đao của Nguyẽn Huệ. Truyền rằng một hôm đi tuần nơi đèo An Khê, khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa, để tạo không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin có hai con rắn mun lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu Xà.

Thanh Ô long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen, không có hào quang mà chỉ có khí lạnh. Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hằng trăm người. Năm Kỷ Dậu (1789) Ô long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.

Huỳnh long đao là thanh thần đao của sư phụ Diệp Đình Tòng truyền tặng cho tướng quân Trần Quang Diệu. Sở dĩ có tên Huỳnh long vì tại nơi đầu con cù ngậm lưỡi đao được thếp vàng. Cặp song đao Ô long và Huỳnh long phối hợp tung hoành trong trận đánh quân Xiêm. Các chiến công của Trần Quang Diệu đều do thanh Huỳnh long góp phần tạo nên.

Xích long đao của tướng Lê Sĩ Hòang. Sở dĩ có tên Xích long vì tại nơi đầu con cù ngậm lưỡi đao được sơn màu đỏ. Nguyên sau khi dẹp xong quân Mãn Thanh, Vua Quang Trung mở hội thi võ để chọn thêm nhân tài giữ nước. Lê Sĩ Hòang, người quê Quảng Nam ra kinh ứng thí. Hoàng dũng sĩ, lúc nhỏ nhà nghèo, chăn trâu cho một phú ông trong thôn. Nhà gần núi nên một hôm trâu bị cọp bắt, Hoàng sợ chủ hỏi tội nên chạy trốn vào rừng sâu. Lạc đường không tìm được lối ra, gặp dị nhân truyền thụ võ nghệ. Lê Sĩ Hoàng có sức mạnh hơn người, võ nghệ tuyệt luân, chuyên sử dụng cây Xích long đao của sư phụ truyền cho.

Nguyên nghĩa võ thuật là nghệ thuật quân sự (military arts). Ngày xưa quyền thuật, binh khí dùng tác chiến nên chiêu thức yêu cầu thực dụng, hiệu quả. Nếu những chế tác “đầu Ngô, mình Sở”, lấy bên này ghép lại bên kia, lấy côn pháp chế làm thương pháp, lẫn lộn kiếm pháp với đao pháp, mua may quay cuồng tưởng là đẹp mắt nhưng đòn thế vô dụng thì không phải là yếu lĩnh của võ thuật. Văn có văn phạm, võ có võ lý, nhất nhất phải theo pháp của từng môn.
Đơn đao gồm mũi đao, thân đao, lưỡi đao, sống đao, vành che tay (“đao bàn”), cán đao.v.v.. cấu tạo nên. Mũi đao, lưỡi đao là bộ phận nhọn sắc nhất chủ về tấn công, sống đao rộng dày kiên cố chuyên về phòng thủ.
Xét về kỹ pháp, đơn đao dùng nhiều các động tác bổ, chặt, thọc, đập, đâm, khều.v.v.. (phách, khảm, thích, cách, trát, liêu…) với mức độ tương đối lớn. Thời cổ đao lại khá nặng, muốn khi chặt, bổ nhát nào nhát ấy đều khiến hiệu thì ra đao phải mau lẹ có lực. Để biểu hiện đặc điểm mạnh của đao thuật thì cần phải thành thạo, nắm vững các loại đao pháp và lực pháp, phối hợp chặt chẽ khi được thân pháp, bộ pháp, nhãn pháp, đao pháp. Khi luyện tập đao thì khí đầy lực mạnh, thân với đao hòa hợp, đao theo thân chuyển, từ thân thể đẩy kéo tứ chi để giúp đao phát lực; bộ pháp thì phải nhẹ nhàng, linh hoạt, mau lẹ, vọt nhảy, xoay chuyển, tiến lùi tự nhiên thoải mái, hai mắt mau lẹ, ánh mắt hừng hực, vung đao nhanh chậm, nặng nhẹ tương ứng, thu duỗi tự nhiên.

HIỂU ĐỜI : Dương Trạch Tế


Một yogi muốn đi tới thành công tuyệt đối (chuyện này hiếm hoi) thì những điều phải tuân theo thêm là:
  • Bất bạo động (trong bất cứ hoàn cảnh nào).
  • Không nói dối, nếu khi sự thật có thể làm hại ai, nhà yogi có quyền im lặng.
  • Thường xuyên học hỏi, nghiên cứu.
  • Không uống rượu, tuyệt dục.
  • Không nhận tặng vật, không tích góp của cải. Nếu có dư hơn nhu cầu mà không bố thí tức là đồng nghĩa với ăn cắp.
  • Không làm quấy đã đành, chỉ nghĩ tới điều trái cũng là tội lỗi.
  • Đặt hết tinh thần, tình cảm vào đấng tối cao hay "Tâm thức vũ trụ".
  • Phải trọn vẹn với "Dâng hiến, phụng sự, minh triết".
  • Hướng về mục đích nhưng không đặt nặng sự thành đạt, kiên cường, từ tốn đi tới dù cho mọi người phê phán, giống như "xe cát biển Đông".
  • Đây là một sân choi, là một cuộc chơi và chúng ta _ những người tham gia trong cuộc chơi ấy_ cốt tìm lấy niềm vui và cố tạo lấy niềm vui. Những gì qua được cứ để nó qua đi và chúng ta sẵn sàng bước tới trong an nhiên và thư thái và theo Chú thiển nghĩ đấy là thái độ sáng suốt của người tập DƯỠNG SINH. Hãy đến với cuộc chơi bằng cả TẤM LÒNG và CHÂN TÌNH cùng với niềm ĐAM MÊ thì cuộc sống sẽ thú vị biết bao! VÀ MỌI NGƯỜI SẼ CUNG VUI VỚI MÌNH.Chú mong là sẽ được chia sẻ phần nào. Chúc Tung vui gột bỏ hết những vướng bận bấy lâu nay. Tiền bạc là của con mình, địa vị chỉ tạm thời giữ, vinh quang thuộc về quá khứ, sức khỏe mới là của ta

HIỂU ĐỜI : Dương Trạch Tế
Qua một ngày mất một ngày.Qua một ngày vui một ngày.Vui một ngày lãi một ngày.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

1.    Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.  Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
2.    Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già.
3.    Tại sao khi còn sức khỏe, còn hưởng thụ được mà cứ phải sợ cái này? sợ cái kia? sợ bạn bè, sợ chòm xóm phê phán rồi cứ ráng mà nhịn? tới ngày muốn sống cho thoải mái đúng bản năng thì răng đã rụng, tuổi trẻ không  còn, nhan sắc cũng tàn, đi tới đâu run tới đó thì còn sức đâu mà làm cái gì nữa? Thuận lẽ tự nhiên: Nếu bạn đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không thay đổi được những gì bạn không mong muốn, vậy hãy để nó thuận theo lẽ tự nhiên thôi! Có lẽ đó cũng là một cách giải thoát. Mọi chuyện ở đời làm sao cưỡng ép theo ý muốn, những trái dưa ép chín cũng đâu có ngọt.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

ĐƠN KIẾN NGHỊ THẮC MẮC


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------000----

ĐƠN KIẾN NGHỊ & THẮC MẮC

Kính gửi:   Ông Chủ tịch Hội TDDS tỉnh Long An
Ban chuyên môn hội TDDS Tỉnh Long An.

Chúng tôi là hội viên hội TDDS huyện Cần Giuộc đang tập luận tại clb ấp Trị Yên, xã Tân Kim, nay chúng tôi gởi đến ông Chủ tịch hội và Ban chuyên môn tỉnh Long An, xin được giải đáp những thắc mắc và kiến nghị sau:
-      Ngày 6/6/2012 Hội CNT kết hợp với TTVHTT huyện Cần Giuộc tổ chức ngày truyền thống người cao tuổi, trong đó có thi đấu môn TDDS. Theo điều lệ thì thi 2 bài: Bảy động tác tay không và bài gậy ngắn. Hiện tại tập thể hội viên chúng tôi rất hoang mang lo lắng không biết kỹ thuật như thế nào. Bởi lẽ có một người ở bên clb thị trấn Cần Giuộc đến clb chúng tôi chỉ bảo rằng: Tập bài gậy phải nắm ở ngoài bít 2 đầu gậy, động tác lườn phải hạ tay xuống khỏi vải, động tác vặn mình phải hạ tay xuống ngang vai rồi mới xoay về sau..v..vv Chúng tôi không đồng tình, vì trước đây thầy Tùng hướng dẫn chúng tôi theo mẫu của tỉnh Long An là không làm như vậy. Không có thầy nào cả, ông Tùng đã bị loại rồi, sẽ loại luôn ở tỉnh Long An. Câu nói này làm chúng tôi rất bức xúc, nửa chữ cũng là thầy tại sao người đó lại phát biểu vô cảm như thế. Chúng tôi hỏi ai nói như thế, thì người đó nói là bà Lan, chủ tịch hội nói. Những người đó cũng đã từng học ở thầy Tùng. Sao hôm nay lại phát biểu như thế? Cuộc tranh luận nổ ra, dẫn đến cải nhau lớn tiếng, nếu không có thầy Thanh ở đó thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra?. Chúng tôi xin hỏi ông chủ tịch hội TDDS tỉnh Long An và Ban chuyên môn:
1.        Cầm gậy như thế là đúng hay sai. Động tác lườn và vặn mình làm như thế là đúng hay sai?
2.        Ông Tùng còn là Ủy viên bản chấp hành tỉnh Long An, trong ban chuyên môn hay không? Ông Tùng có bị Tỉnh Hội loại khỏi hội dưỡng sinh như lời bà Lan nói hay không?
3.        Bà Lan tuyên truyền như thế với mục đích gì? Đạo đức và tư cách như vậy, bà Lan có xứng đáng lãnh đạo chúng tôi không?

-      Bà chủ tịch hội TDDS huyện Cần Giuộc nằm trong ban tổ chức giải nhưng lại tham gia chỉ đạo tập luyện cho 2 đội: Thị trấn Cần Giuộc và Mỹ Lộc. Các clb còn lại tự lo tập luyện không có người hướng dẫn, không có huấn luyện viên, chúng tôi làm sao thi thố gì lại với Thị trấn Cần Giuộc và Mỹ Lộc. Chúng tôi nghĩ rằng cuộc thi này không còn công bằng và nghiêm túc nữa. Xin được hỏi:
1.    Bà Lan làm như vậy đúng hay sai ?. Có khi nào bà ấy để cho đội của mình huấn luyện bị thua thiệt không?  
2.    Hiện tại ai là hướng dẫn viên, huấn luyện viên TDDS tại huyện Cần Giuộc, người của clb thị trấn Cần Giuộc qua bên clb của chúng tôi có phải do hội TDDS huyện Cần Giuộc cử đi hay là của hội tỉnh Long An cử về và có phải là hướng dẫn viên không?
3.    Hiện tại bà Lan thâu tóm mọi quyền lực trong tay, bà tự ý đi hướng dẫn TDDS cho clb khác, theo chúng tôi biết được là lâu nay bà Lan không tham gia tập luyện TDDS chỉ chơi môn cầu lông. Vừa là chủ tịch hội vừa đi hướng dẫn, thì bà Lan có quá ôm đồm không? Bà Lan có làm đúng trách nhiệm và khả năng của mình không? Đề nghị bà Lan ngưng ngay lời nói làm mất uy tín thầy Tùng và ngưng ngay việc làm tạo sự hiềm khích, đố kỵ giữa các hội viên và giữa các clb với nhau.
Kính mong chủ tịch hội TDDS và Ban chuyên môn tỉnh Long An giải đáp những thắc mắc của clb chúng tôi, để chúng tôi an tâm tập luyện thi đấu, chúng tôi rất cần những chỉ đạo đúng đắn, người hướng dẫn tin cậy, chứ chúng tôi không cần những người phá rối chúng tôi.
Sự quan tâm của quí hội tỉnh Long An sẽ động viên chúng tôi rất nhiều để chúng tôi tham gia cuộc thi ngày truyền thống người cao tuổi tại huyện Cần Giuộc.
Chân thành cảm ơn ông Chủ tịch hội và Ban chuyên môn hội TDDS tỉnh Long An đã xem xét.
                                                      Cần Giuộc, ngày.... tháng....năm...
                                                                         Người viết



Thể dục dưỡng sinh đầy rắc rối


Thể dục dưỡng sinh đầy rắc rối

Sáng nay, 23/02/2012 Tôi có nhận được thơ mời hợp giải quyết việc khiếu nại của tập thể câu lạc bộ TDDS xã Đa Phước. Vì không chuẩn bị kịp thời gian cho công việc nên có thể tôi không tham dự cuộc hợp được. Tôi gởi thơ này để trình bày quan điểm của mình để tiện cho việc phúc đáp việc khiếu nại trên.
Tôi không được biêt nội dung thư khiếu nại, nhưng theo trình bày của Chị Thanh, tại cuộc hợp tổng kết năm 2011. Tôi được biết những hội viên trên Đa Phước, sau khi bị kích động, xúi giục của cá nhân nào đó đã  ký vào bản kiến nghị gởi cho Hội TDDS tỉnh Long An, và Hội TDDS huyện Cần Giuộc không đồng tình với video clip mà tôi đã upload lên mạng youtube.
Thứ nhất: Mạng internet dùng để chia sẽ thông tin toàn cầu, để mọi người tham khảo, học tập, nhận xét, đánh giá...v v.. tôi đưa video bài tập thể dục dưỡng sinh của các clb trong và ngoài tỉnh cũng không ngoài mục đích trên. Tất cả mọi người quan tâm đến vấn đề tập thể dục dưỡng sinh có cơ hội tham khảo và có thể lấy đó làm tư liệu cho riêng mình hoặc dựa vào những video này để tự rút ra những bài học kinh nghiệm riêng cho mình cho clb mình đang tham gia. Tôi nghĩ rằng những thông tin tôi đưa lên mạng ít nhiều cũng có lợi cho những ai quan tâm đến vấn đề thể dục dưỡng sinh. Riêng các thành viên clb xã Đa Phước đã không tận dụng được những video clip này để làm cơ sở cho sự phát triển tập luyện của mình, ngược lại (có thể) họ cảm nhận rằng video clip trên là để biu xấu họ, chê bai họ nên tỏ ra bức xúc. Nếu một người đã toàn tâm toàn ý với bộ môn yoga đã nắm được những 6 điều nhắc nhở đối với người tập yoga thì họ sẽ không bao giờ phản ứng tiêu cực như những hội viên ở clb xã Đa Phước. Ngược lại họ sẽ đón nhận thông tin đó một cách nhẹ nhàng và trân trọng, họ sẽ cảm ơn người đã quan tâm chia sẽ với mình, với clb mình, họ cầu mong đón nhận những đóng góp ý kiến của mọi người để tự học tập, họ sẽ rút ra những điều gì tốt cho bản thân họ,loại trừ những tạp niệm, những cái xấu trong khi tập luyện yoga. Nếu clb xã Đa Phước không cảm nhận được điều trên, và muốn tôi xóa video clip của clb xã Đa Phước, thì họ nên phản hồi lại cho tôi trên mạng internet không nhất thiết phải gởi đơn thư kiến nghị hoặc khiếu nại. Tôi sẳn sàng sẽ làm theo yêu cầu của họ khi họ hiểu rõ vấn đề.
Thứ hai: Hội TDDS tỉnh Long An và Hội TDDS huyện Cần Giuộc không nên đặt nặng vấn đề giải quyết những thư kiến nghị đại loại như thư của clb xã Đa Phước. Qua tham khảo ý kiến của những người trong ban chấp hành hội thể dục dưỡng sinh tình Long An, quan điểm của họ là: Tập dưỡng sinh là để tìm và tạo sức khỏe cho bản thân mình, clb xã Đa Phước có ngưng tập hay nghĩ tập là quyền lợi của họ không ảnh hưỡng gì tới mọi người. Không vì những video trên mạng mà bỏ tập, ngưng tập, nghĩ tập, thiệt thòi thuộc về người tập. Những thông tin trên mạng là đa dạng, nếu cảm thấy không hài lòng cứ việc phản hồi thẳng trên mạng, hoặc nói trực tiếp với người đưa thông tin, Hội không chủ trương giải quyết vấn đề trên, vì đó sẽ là môt tiền lệ xấu cho hoạt động của hội, nếu giải quyết trả lời thư, thì rồi đây các clb khác cũng sẽ gởi thư khiếu nại đầy ấp cho ban thường trực hội. Clb xã Qui Đức là do huyện Bình Chánh quản lí, Hội tỉnh Long An và Hội huyện Cần Giuộc không thể can thiệp vào nội bộ của đơn vị khác ngoài tỉnh.
Nếu theo dõi thông tin trên kênh video của tôi, mọi người sẽ thấy có những phản hồi rất thú vị, có người cho rằng bài tập tôi hướng dẫn cho xã Qui Đức là giống như thiếu nhi, không có gì gọi là dưỡng sinh cả,ông thầy dạy bị sao vậy?(chắc bị khùng)http://www.youtube.com/watch?v=QwEBC65VNUk&list=HL1329963610&feature=mh_lolz. Tôi rất trân trọng tiếp thu những phản hồi như thế. Hy vọng rằng Hội TDDS huyện Cần Giuộc sẽ không bị lôi vào dòng tư tưởng nhỏ bé của các hội viên clb xã Đa Phước.