Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Hãy tự hào vì sự lạc lõng của bạn

Và thưa các bậc tiền bối đi trước, xin các vị hãy lắng nghe chúng tôi. Có thể những lời tôi nói với các vị là một sự vô ơn, cực đoan và nông nổi, nhưng nếu không như thế thì làm sao gây chú ý cho các vị trong thời đại hỗn loạn thông tin này được!  Sự vận động của thế giới là không thể tránh khỏi và chúng tôi mong sao các vị đừng dùng những chuẩn mực của thế hệ mình để xét đoán chúng tôi. Chúng tôi cũng như các vị, chúng ta đều đang sống trong một thế giới suy tàn, chúng ta thừa mứa vật chất nhưng thiếu thốn tinh thần, chúng ta thừa thãi bản năng nhưng thiếu thốn tình yêu, chúng ta cuồng vọng mà không có niềm tin trong sáng. Các vị hãy thử nhớ lại tuổi trẻ của mình, tuổi trẻ với sự khát khao lý tưởng, không thể chấp nhận một thế giới lộn ngược các giá trị, và các vị đã phẫn nộ như thế nào? Và các vị được dậy rằng đời sống cảm xúc chỉ mang lại thất bại, những gì trong trí tưởng tượng chỉ là trò trẻ con vô giá trị, các vị bị buộc phải sống đời sống thực tế và bị cài cắm bởi các mục đích do hệ thống cũ tạo ra. Dần dần, các vị đã quên rằng các vị từng có thời giống chúng tôi. Nếu các vị thất bại với hệ thống cũ, tại sao còn muốn lôi chúng tôi vào đó. Nếu các vị thành công với nó, vậy còn có ý nghĩa gì khi muốn chúng tôi lặp lại con đường các vị đã đi.
Nếu các vị yêu thương chúng tôi, xin các vị hãy để chúng tôi được tự do với những suy tưởng, những lối sống của mình. Nếu các vị có trách nhiệm với chúng tôi, xin các vị hãy tạo dựng những nền tảng vững chắc để trên đó chúng tôi có thể học tập, nghiên cứu, thực hiện những lý tưởng chúng tôi mong muốn. Làm ơn, đừng cài cắm điều gì vào đầu chúng tôi thêm nữa, đừng lên giọng phán xét chúng tôi, cũng đừng biến chúng tôi trở thành những quân cờ để thực hiện những mục đích chưa đạt được của các vị. Với chúng tôi, chỉ tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm là đủ. Và nếu chúng tôi có vô tình không biểu lộ sự đáp lại tình yêu đó của các vị thì các vị cứ yên tâm rằng tất cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm đó chúng tôi cũng sẽ chia sẻ lại cho thế hệ tiếp theo, như một sự “đền ơn nối tiếp”. Hãy để chúng tôi được là chính chúng tôi, chúng tôi xây dựng thế giới theo ý chúng tôi mong muốn, và nền tảng tư tưởng để duy trì nó chỉ đơn giản chỉ dựa trên tình yêu thương và trách nhiệm.

Cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, là học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Không chỉ có nhiều kiến thức uyên thâm, Gia Cát Lượng còn là một người rất giỏi "nhìn người” và "dùng người”.
Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách "Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: "Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.
Vì vậy, để giúp các bậc "chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là "Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết "chí hướng”.
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết "biến thái”.
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy "kiến thức”.
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét "đức dũng”.
5. Cho họ uống rượu say để dò "tâm tính”.
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng "liêm chính”.
7. Hẹn công việc với họ để đo "chữ tín”.
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang với hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô.
Giờ đây, sau gần 2.000 năm, những triết lý này vẫn mang đầy tính thực tiễn; áp dụng cách 7 cách trên của Gia Cát Lượng vào cuộc sống ngày nay sẽ giúp bạn vừa xem nhân diện, vừa biết cách thử tâm, đức, trí tuệ, tài năng của một người; để tìm được một người đồng hành, một đối tác làm ăn tốt trong cuộc sống, trở thành nhà lãnh đạo thành công.

Thuật dùng người của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng, một nhà chính trị quân sự kiệt xuất của lịch sử Trung Quốc có lẽ không ai là không biết tới. Trong cuốn: "Thuật dùng người qua các triều đại Trung Quốc” tác giả Sở Nhẫn có tổng kết lại cách dùng người của Gia Cát Lượng để chia sẻ và giúp các nhà quản trị trong công việc kinh doanh của mình
1. Trọng dụng nhân tài:
Gia Cát Lượng cho rằng, phương sách cơ bản trị quốc là trọng dụng nhân tài. Ông nói "Sĩ phu trị quốc như trị bản thân. Con đường trị thân là dưỡng thân, con đường trị quốc là tiến cử người hiền”. "Dưỡng thân cầu sinh, cử hiền cầu an”. Nhà nước có phụ tá như có cột chống nhà. Phụ tá không được yếu, vách nhà không được mỏng. Chỉ có chọn hiền tài phụ tá nhà nước thì đất nước mới an bình. Ông khẳng định: "Gần hiền thần, xa tiểu nhân. Các đời Tiền Hán chỉ vì gần tiểu nhân, xa hiền thần nên triều Hán đã bị khuynh đảo.” – (Tiền xuất soái biểu).
Gia Cát Lượng đã tiến cử cho cha con Lưu Bị khá nhiều người tài như Tưởng Uyển, Trương Nghi, Phí Vĩ, Đổng Doãn, Hướng Long, Vương Hằng, Trương Thang, Khương Duy. Họ đều là những người đã đóng góp công sức cho triều Thục Hán cả.
2. Tuyển chọn kỹ lưỡng:
Trong "Gia Cát Lượng tập” có một chương viết "Tri nhân tính” (Biết tính người) đề ra bảy điều nhận xét đúng một con người như sau:
- Thứ nhất: Hỏi các vấn đề đúng sai phải trái để xem ý chí của họ
- Thứ hai: Đặt một vấn đề cần biện luận tới nơi tới chốn, rồi từ đó xem diễn biến tư tưởng của họ.
- Thứ ba: Bàn bạc về mưu kế với họ để xem kiến thức của họ ra sao.
- Thứ tư: Báo cáo cho họ biết trước những khó khăn nguy hiểm để xem lòng dũng cảm của họ tới đâu.
- Thư sáu: Cho họ tiếp xúc với quyền lợi để biết tính tình chân thật của họ.
- Thứ bảy: Hẹn với họ về một việc gì để xem họ có giữ đúng chứ tín hay không.
Đó là phương pháp để khảo sát các mặt: "chí”, "biến”, "thức”, "dũng”, "tính”, "liêm”, "tín”.
3. Nghiêm khắc pháp trị:
Gia Cát Lượng chấp pháp rất công bằng. Như ông đã nói: "Lòng ta cân bằng, không thiếu thận trọng với mọi người” (Thái bình ngự lãm). Ông từng nói: "Thưởng để động viên lập công, phạt để trừ gian thần. Thưởng phạt phải công bằng” (Tiện nghi tập lục sách). Ông không chỉ chấp hành pháp luật nghiêm minh với người khác mà ngay cả đối với mình. Sau khi thất bại ở Nhai Đình, mặc dù là tội của Mã Tắc, song vì tự thấy mình đã quên lời dặn của Lưu Bị: "Mã Tắc thường nói quá sự thật, không thể dùng vào việc lớn” Gia Cát Lượng đã viết tấu trình xin cách chức thừa tướng của mình.
4. Tâm phục khẩu phục:
Gia Cát Lượng dùng người không những làm mọi người tâm phục mà còn phải khẩu phục. Đó còn gọi là công tâm vì nước. Ví dụ nổi bật nhất là trận chiến bình định dân tộc thiểu số ở Tây Nam. Khi đó ông đã nghe lời Mã Tắc: "Tấn công vào lòng người là chính, tấn công vào thành trì là phụ. Chiến tranh bằng tâm lý là chính, chiến tranh bằng binh sĩ là phụ” (Gia Cát Lượng tập). Do đó bảy lần bắt sống rồi lại thả đầu lĩnh dân tộc thiểu số Mạnh Hoạch đã làm cho họ cuối cùng vui vẻ thuần phục.