Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Thuật dùng người của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng, một nhà chính trị quân sự kiệt xuất của lịch sử Trung Quốc có lẽ không ai là không biết tới. Trong cuốn: "Thuật dùng người qua các triều đại Trung Quốc” tác giả Sở Nhẫn có tổng kết lại cách dùng người của Gia Cát Lượng để chia sẻ và giúp các nhà quản trị trong công việc kinh doanh của mình
1. Trọng dụng nhân tài:
Gia Cát Lượng cho rằng, phương sách cơ bản trị quốc là trọng dụng nhân tài. Ông nói "Sĩ phu trị quốc như trị bản thân. Con đường trị thân là dưỡng thân, con đường trị quốc là tiến cử người hiền”. "Dưỡng thân cầu sinh, cử hiền cầu an”. Nhà nước có phụ tá như có cột chống nhà. Phụ tá không được yếu, vách nhà không được mỏng. Chỉ có chọn hiền tài phụ tá nhà nước thì đất nước mới an bình. Ông khẳng định: "Gần hiền thần, xa tiểu nhân. Các đời Tiền Hán chỉ vì gần tiểu nhân, xa hiền thần nên triều Hán đã bị khuynh đảo.” – (Tiền xuất soái biểu).
Gia Cát Lượng đã tiến cử cho cha con Lưu Bị khá nhiều người tài như Tưởng Uyển, Trương Nghi, Phí Vĩ, Đổng Doãn, Hướng Long, Vương Hằng, Trương Thang, Khương Duy. Họ đều là những người đã đóng góp công sức cho triều Thục Hán cả.
2. Tuyển chọn kỹ lưỡng:
Trong "Gia Cát Lượng tập” có một chương viết "Tri nhân tính” (Biết tính người) đề ra bảy điều nhận xét đúng một con người như sau:
- Thứ nhất: Hỏi các vấn đề đúng sai phải trái để xem ý chí của họ
- Thứ hai: Đặt một vấn đề cần biện luận tới nơi tới chốn, rồi từ đó xem diễn biến tư tưởng của họ.
- Thứ ba: Bàn bạc về mưu kế với họ để xem kiến thức của họ ra sao.
- Thứ tư: Báo cáo cho họ biết trước những khó khăn nguy hiểm để xem lòng dũng cảm của họ tới đâu.
- Thư sáu: Cho họ tiếp xúc với quyền lợi để biết tính tình chân thật của họ.
- Thứ bảy: Hẹn với họ về một việc gì để xem họ có giữ đúng chứ tín hay không.
Đó là phương pháp để khảo sát các mặt: "chí”, "biến”, "thức”, "dũng”, "tính”, "liêm”, "tín”.
3. Nghiêm khắc pháp trị:
Gia Cát Lượng chấp pháp rất công bằng. Như ông đã nói: "Lòng ta cân bằng, không thiếu thận trọng với mọi người” (Thái bình ngự lãm). Ông từng nói: "Thưởng để động viên lập công, phạt để trừ gian thần. Thưởng phạt phải công bằng” (Tiện nghi tập lục sách). Ông không chỉ chấp hành pháp luật nghiêm minh với người khác mà ngay cả đối với mình. Sau khi thất bại ở Nhai Đình, mặc dù là tội của Mã Tắc, song vì tự thấy mình đã quên lời dặn của Lưu Bị: "Mã Tắc thường nói quá sự thật, không thể dùng vào việc lớn” Gia Cát Lượng đã viết tấu trình xin cách chức thừa tướng của mình.
4. Tâm phục khẩu phục:
Gia Cát Lượng dùng người không những làm mọi người tâm phục mà còn phải khẩu phục. Đó còn gọi là công tâm vì nước. Ví dụ nổi bật nhất là trận chiến bình định dân tộc thiểu số ở Tây Nam. Khi đó ông đã nghe lời Mã Tắc: "Tấn công vào lòng người là chính, tấn công vào thành trì là phụ. Chiến tranh bằng tâm lý là chính, chiến tranh bằng binh sĩ là phụ” (Gia Cát Lượng tập). Do đó bảy lần bắt sống rồi lại thả đầu lĩnh dân tộc thiểu số Mạnh Hoạch đã làm cho họ cuối cùng vui vẻ thuần phục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.